Quantitative Trading (viết tắt Quant Trading) tạm dịch là giao dịch định lượng. Đây là một loại hình trading đang trở thành xu thế trong kỷ nguyên số hiện nay. Về cơ bản nó cũng như những loại hình trading khác, tức là có phân tích, nhận định và giao dịch. Thế nhưng nó khác ở điểm đó là tất cả các khâu đều được xử lý hoàn toàn bằng máy tính. Máy tính sẽ xử lý dữ liệu đầu vào bao gồm rất nhiều loại dữ liệu khác nhau (Ví dụ như: giá, khối lượng, tin tức, hình ảnh…), sau đó tiến hành tự phân tích và ra quyết định đầu tư, rồi tiếp theo là tự động tiến hành các giao dịch mua/bán trên thị trường để kiếm lời. Có thể coi toàn bộ hệ thống như một con Robot đầu tư nhưng người ta lại không dùng từ Robot để chỉ cách giao dịch này. Vì nếu dùng từ Robot thì mức độ phức tạp dường như là ngang hàng hoặc tương đương với một nhà đầu tư cá nhân. Nhưng với Quant Trading thì mức độ phức tạp của mô hình lên đến mức không tưởng, ngay cả những người tạo ra nó nhiều khi cũng không thể lý giải được hoàn toàn các hành động của nó. Đôi lúc họ chỉ biết rằng nó chạy và nó “ra tiền”.
Những số liệu mới nhất cho thấy, trên thị trường Mỹ hiện nay, có đến trên 80% giao dịch là được tự động đặt bằng máy, trong đó chủ yếu là Quant trading. Con số này đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm vừa qua (tăng từ 20% lên 80%), minh chứng cho việc bùng nổ của khoa học kỹ thuật. Khi mà máy móc dần dần thay thế con người, ngay cả trong những lĩnh vực phức tạp nhất, đòi hỏi IQ cao nhất như đầu tư chứng khoán.
Vậy ai là người tạo ra các Quantitative Trading này?
Câu trả lời là các nhà toán học, khoa học đang làm việc cần mẫn ngày đêm tại phố Wall, cũng như khắp mọi nơi trên thế giới. Khởi đầu cho ngành khoa học này có thể nói đến James Simons, ông được coi là cha đẻ của Quant Trading. Ông là một giáo sư toán học người Mỹ tại đại học Stony Brook. Vào năm 1982, ông sáng lập Renaissance Technologies, một hedge fund (quỹ đầu tư phòng hộ) tại New York. Trong suốt lịch sử hơn 30 năm của quỹ từ đó đến nay, người ta ghi nhận mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 72%, một con số không tưởng đối với bất kì ai đã từng tham gia vào thị trường chứng khoán. Sự thần kỳ ấy đã đưa Simons, từ một giao sư toán họctrowr thành một trong những người giàu nhất nước Mỹ, với số tài sản lên đến hơn 20 tỷ đô la.
(trích sách Quant Trading – tác giả Hoàng Tùng)
Bạn mình làm ở WorldQuant, một công ty Mỹ trả lương cực cao, chính là làm những robot trading kiểu này, kiếm tiền cho người giàu.
Đọc để thấy các bạn đang chiến đấu với ai, đội ngũ máy móc với thuật toán do các bộ não hàng đầu ngày đêm tối ưu, đánh cực lý trí, không một chút cảm xúc. Vậy với cảm xúc của các trader hạng gà mới nhẩy vào thị trường, làm sao chúng ta mang tiền về?