Beta và Hedge trong thị trường chứng khoán

Bạn đã bao giờ nghe về Beta? Một trong những khái niệm phổ biến nhất, tác động lên toàn bộ các cổ phiếu trong thị trường chứng khoán?

Basics of Hedging - What is Hedging in Stock Market? | Trade Brains

Beta đến từ một lý thuyết rất nổi tiếng trong ngành tài chính, Capital Asset Pricing Model (CAPM). Lý thuyết CAPM tuy có nhiều điểm thiếu sót, nhưng vì tính đơn giản và dễ hiểu, nên nó được các nhà đầu tư sử dụng hết sức rộng rãi. Trong CAPM, Beta được định nghĩa là hệ số của biến thị trường đối với biến động giá của cổ phiếu trong hàm hồi quy tuyến tính (Linear Regression). Hiểu một cách đơn giản hơn, Beta thể hiện cho sự tương quan biến động giữa giá cổ phiếu và biến động của toàn bộ thị trường (thường được miêu tả bằng Index). Ví dụ như cổ phiếu FPT có Beta bằng 2, nghĩa là khi chỉ số VNindex tăng 1% thì cổ phiếu FPT sẽ tăng 2%. Và ngược lại khi VNindex giảm 1% thì FPT cũng sẽ giảm 2%. Mối liên hệ giữa FPT và VNindex được biểu hiện thông qua Beta. Tăng cùng tăng, giảm cùng giảm, nhưng FPT sẽ luôn tăng nhanh hơn và giảm cũng sẽ nhanh hơn VNindex vì Beta của nó là bằng 2. Quan hệ này tồn tại vì trong thị trường hầu hết các mã cổ phiếu đều chịu tác động lớn từ chỉ số. Khi chỉ số tăng, các nhà đầu tư sẽ hưng phấn và mua vào, còn khi chỉ số giảm họ sẽ bán ra. Chính từ sự tác động từ tâm lý này mà chúng ta có thể quan sát, các cổ phiếu cũng như chỉ số, luôn tăng và giảm cùng nhau.

Vì Beta trong thị trường rất mạnh, nên đôi khi nó làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của các nhà đầu tư. Ví dụ: Nhà đầu tư A, sau khi phân tích kỹ lưỡng tình hình tài chính cũng như tiềm năng của công ty B, đã quyết định mua cổ phiếu của công ty B. Thế nhưng đúng lúc này thị trường tài chính toàn cầu lại có biến động, khiến cho chỉ số VN index giảm mạnh. Dĩ nhiên cổ phiếu B cũng sẽ không tránh khỏi tác động từ việc này, nó cũng sẽ sụt giảm theo. Và như vậy, mặc dù công ty B là công ty tốt, tiềm năng và triển vọng trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn nhà đầu tư A vẫn sẽ phải chịu thua lỗ từ quyết định đầu tư của mình. Chính vì rủi ro này là rất lớn nên trong Quant Trading hầu hết các chiến thuật đều cố gắng loại bỏ rủi ro từ thị trường, hay nói cách khác là Beta Neutral (trung tính Beta). Để làm được việc này thì một thuật ngữ chúng ta sẽ phải nhắc đến đó là Hedge.

Hedge, tạm dịch là phòng hộ, là một khái niệm phổ biến trong thị trường tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro từ các quyết định đầu tư. Có rất nhiều phương pháp cũng như công cụ để hedge. Ví dụ như nhà đầu tư A sau khi mua cổ phiếu của công ty B, có thể hedge bằng việc mua put option, cũng có thể short (bán khống) future (hợp đồng tương lai). Nhìn chung hedge rất đa dạng và muôn hình muôn vẻ, nhưng ý nghĩa thì đều giúp giảm thiểu một loại rủi ro nhất định nào đó. Trong thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta không có nhiều công cụ cho việc Hedge. Cho đến thời điểm viết cuốn sách này thì chỉ có duy nhất future (hợp đồng tương lai) của chỉ số vn30 là công cụ để có thể hedge duy nhất. Vì thế chúng ta sẽ xem xét Hedge Future là như thế nào.

Khi bạn mua 1 VND cổ phiếu A với Beta có giá trị là B, bạn sẽ phải short B VND hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 để Hedge. Việc này giúp bạn loại bỏ được rủi ro của thị trường, cũng như phòng tránh được những cú rơi đột ngột, hay những biến động bất ngờ ảnh hưởng đến việc nắm giữ cổ phiếu A. Trong Quant Trading, cách làm này được gọi là Beta Hedging. Nó được sử dụng rộng rãi vì tính đơn giản và thuận tiện của nó. Bạn chỉ việc tính chỉ số Beta, sau đó short phái sinh của chỉ số với số lượng tương đương là đã hoàn thành. Tuy nhiên trong thực tế, việc tính toán Beta có rất nhiều sai số, và thường bị overestimate (đánh giá quá mức). Vì thế người ta đưa ra một hệ số giảm C (nhỏ hơn 1). Thay vì short B VND, chúng ta sẽ short C*B VND. Điều này giúp chiến thuật tránh được việc overestimate giá trị Beta của cổ phiếu mà vẫn đạt được mục đích loại bỏ rủi ro từ biến động của thị trường.

Tổng kết lại, Beta là một trong những đặc tính quan trọng nhất của thị trường chứng khoán, nó thể hiện sự tác động của thị trường lên từng cổ phiếu. Trong thị trườn uptrend (tăng điểm), nó là một điều tuyệt vời, nhưng trong thị trường downtrend (giảm điểm) thì ai cũng muốn tránh xa nó. Vì thế hầu hết các chiến thuật của Quant Trading đều cố gắng loại bỏ nó nhằm tăng sự ổn định của mô hình. Với điều kiện hiện tại của thị trường Việt Nam, có khá ít công cụ để Hedge, chúng ta chỉ có thể áp dụng Beta Hedging bằng hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Thế nhưng có còn hơn không, nhà đầu tư cần tích cực sử dụng phương pháp này để ỉam thiểu biến động từ chỉ số

(trích sách Quant Trading – Hoàng Tùng)

Thái Phí

View posts by Thái Phí
Nhân viên IT

1 Comment

  1. […] lợi của các nhà đầu tư này có thể hoàn toàn chỉ dựa vào thị trường (Beta) bùng nổ mà […]

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top